Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

Apxe hậu môn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh liên quan đến hậu môn không chỉ có người lớn mới mắc phải, kể cả trẻ nhỏ, khi mới chào đời cũng có thể mắc phải những bệnh lý liên quan đến hậu môn. Một trong những căn bệnh ấy là bệnh apxe hậu môn. Đi cầu ra máu là dấu hiệu của bệnh gì   có phải là apxe hậu môn không ?. Một vài điều bạn có thể quan tâm , bạn đọc bài viết sau , sẽ rất hữu ích cho bạn.

Apxe hậu môn ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân do đâu ?

Bẩm sinh: Là nguyên nhân chính gây apxe hậu môn ở trẻ sơ sinh. Thường là do sự nhiễm trùng những xoang tuyến bẩm sinh của hậu môn. Những xoang tuyến này nếu nhiễm trùng sẽ bị tắc nghẽn và gây ứ đọng phân, dẫn đến nhiễm trùng tuyến hậu môn và tạo thành ổ apxe.

Ổ apxe bắt nguồn từ khe hốc hậu môn - trực tràng rồi lan ra khấp hậu môn, tạo apxe giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài, sau đó vỡ ra và gây rò hậu môn. Như vậy, ở trẻ sơ sinh, apxe cạnh hậu môn có thể là nhiễm trùng đơn thuần tổ chức da hậu môn nhưng cũng có thể là giai đoạn đầu của bệnh lý rò hậu môn.


Viêm ống hậu môn do vi khuẩn tụ cầu hay liên cầu hoặc amip lỵ: Da của trẻ sơ sinh rất mềm và mỏng, nên dễ bị tổn thương do đại tiểu tiện, rối loạn tiêu hóa, tã (bỉm) không sạch hoặc do giấy vệ sinh cứng... Hậu môn lại là khu vực dễ bị vi khuẩn xâm nhập, đặc biệt là tụ cầu, liên cầu và amip lỵ. Tự đó hình thành ổ apxe ở hậu môn.

Biểu hiện và biến chứng của apxe hậu môn ở trẻ sơ sinh

Chuẩn đoán apxe hậu môn ở trẻ sơ sinh không khó, các biểu hiện thường gặp là:

- Hậu môn xuất hiện nhọt, sưng tấy, căng mọng và chảy mủ. Vùng da quanh hậu môn nóng và đỏ hơn những vùng da khác. Đau nhiều khi đi vệ sinh, ngồi hoặc nằm.

- Trẻ bị sốt 39 - 40 độ, khóc nhiều, lười ăn ăn và nôn mửa.

- Trẻ đi són phân 8 - 15 lần trong ngày.

Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây biến chứng nghiêm trọng có thể gây viêm tấy lan rộng vùng tầng sinh môn, rò hậu môn và bội nhiễm.

Điều trị apxe hậu môn ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị apxe hậu môn, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Căn cú vào tình trạng sức khỏe của trẻ và tình trạng bệnh mà thực hiện chích rạch, tháo mủ, dùng thuốc kháng sinh hoặc mổ cắt.

Nếu trẻ bị apxe nông như áp-xe tuyến bã hoặc nang lông thì chỉ cần thực hiện thủ thuật chích rạch, tháo mù và dùng thuốc kháng sinh. Ngoài ra dùng thêm dung dịch sát khuẩn để rửa vết thương.


Nếu trẻ mắc apxe sâu thì khoảng 50% bị rò hậu môn và phải mổ cắt mở đường rò.

Apxe hậu môn khiến trẻ bị đau đớn và khó chịu. Đặc biệt, các biến chứng viêm nhiễm không ngừng phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy khi trẻ nhỏ có các triệu chứng của apxe hậu môn, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị sớm.

Nên thăm khám và điều trị sớm khi con bạn mắc phải tình trạng apxe hậu môn. Thông tin trên mong rằng đã đủ giúp cho bạn tự nhận biết được độ nguy hiểm của bệnh, và bạn có thể tự nhân biết được khi con bạn đang có tình trạng này.

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160 - 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP. HCM